Ghé biển Tam Thanh nghe chuyện Nghề cá

Về xã biển Tam Thanh, (thành phố Tam Kỳ – Quảng Nam), nghe những ngư dân lão làng nơi đây đã dành trọn cuộc đời lênh đênh trên biển kể lại những câu chuyện “sinh nghề tử nghiệp”,mới thấy thêm cảm phục ý chí, nghị lực của “những người con của biển”. Họ vươn khơi mang theo ước vọng mưu sinh và cả còn có cả ý thức trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Lênh đênh trên biển Tam Thanh
Lênh đênh trên biển Tam Thanh

Ông Nguyễn Sỹ, 83 tuổi, thôn Hạ Thanh 1, (xã Tam Thanh) là một trong những lão ngư dày dạn kinh nghiệm, sau gần 50 năm gắn bó với nghề, được mọi người tín nhiệm cử ra làm chủ bái ở lễ hội Cầu Ngư cho biết: Nhiều thế hệ người dân địa phương đã sinh ra và lớn lên cùng với biển. Vị biển mặn thắm vào da thịt họ, bất kể là đàn ông hay đàn bà xứ này đều có thể bơi lội, vùng vẫy trong làn sóng biển như là nhà của mình. Biển hào phóng ban tặng sản vật nuôi sống ngư dân nhưng cũng có lúc nổi bão tố giận dữ cướp đi những người thanh niên can đảm nhất. Chính bản thân ông cũng đã từng nghĩ là sẽ bỏ mình nơi biển cả trong một chuyến biển cách đây gần 45 năm. Ông hồi tưởng:  Khi đó ông còn là một ngư dân trẻ mới tập tành đi biển trên chiếc thuyền nhỏ có công suất khoảng 7 – 10 CV, đánh cá ở bờ biển Tam Tiến, (Núi Thành), hôm đó, trời sương, đêm xuống nhanh, tầm nhìn bị hạn chế, mãi đến khuya vẫn chưa câu được gì, lúc ông đang định thả neo nghỉ ngơi đợi trăng lên tìm chỗ câu khác thì trời đột nhiên nổi gió chướng, sóng xô ập liên hồi làm chiếc thuyền con chao đảo dữ dội. Sau hơn 1 giờ đồng hồ cầm cự để giữ thăng bằng cho con thuyền chực úp, ông đã mệt nhoài. Cận kề với cái chết, lần lượt hình ảnh từng người thân trong gia đình hiện ra trong tâm trí… Bỗng nhiên, hai bên mạn thuyền như có vật gì che chở, lướt nhanh qua vùng sóng dữ. Lúc thuyền vào bờ an toàn, trời cũng vừa hửng sáng… Từ đó, niềm tin vào sự chở che của vị thần Cá Ông trong ông càng thêm mãnh liệt, dù đã không ít lần ông chứng kiến bão tố nhấn chìm những người bạn thuyền của mình nơi biển cả bạc đầu.

Chuyện Nghề Cá Tam Thanh Quang Nam

Một câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của ngư dân ven biển, đó là những ngôi “sở mộ” không tên, không tuổi, được cho là hài cốt của những người dân làm biển, những người đi buôn bán ở nhiều địa phương không may bị sóng biển đánh chìm và cả xác những người lính chết trận… trôi dạt vào bờ, được người dân thôn Tỉnh Thủy vớt đem về lo mai táng theo phong tục và truyền thống của địa phương tại khu mộ tập thể ở xóm Đình (xã Tam Thanh) với hơn 30 ngôi mộ. Tất cả được người dân chăm sóc, thờ cúng rất chu đáo, thành kính.

Theo ông Nguyễn Khoa, 93 tuổi ở xóm Đình, thôn Tỉnh Thủy, việc tu bổ, giữ gìn và lo hương khói những phần mộ này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn của người sống đối với những người không may, gặp tai nạn phải chết trôi dạt trên sông, biển… mà theo quan niệm của người dân địa phương, những nạn nhân đều là người đã gắn bó cả cuộc đời với sóng nước nên khi chết đi thân xác họ cũng được an táng gần biển như một ý niệm tâm linh “trở về với biển”, để họ bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

bien Tam Thanh Quang nam
Ngành khai thác thủy hải sản đã phát triển ngày một mạnh hơn,

Những câu chuyện mang tính tâm linh, trở lại với hiện tại, có thể nói ngày nay ngành khai thác thủy hải sản đã phát triển ngày một mạnh hơn, trở thành ngành nghề giữ vai trò chủ đạo cũng như được đầu tư thêm nhiều để giữ vững vai trò của mình trong định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn ở Tam Thanh, đó là tín hiệu vui cho những ngư dân làm nghề cá nơi đây. Toàn xã hiện có khoảng 197 đơn vị đánh bắt với tổng công suất 3.600 mã lực và khoảng 65% lao động nam giới trải đều ở 7/7 thôn làm nghề đánh bắt trên biển, hơn 90% lao động nữ gắn bó với các ngành nghề dịch vụ  hậu cần nghề cá như làm cá hố khô, mực khô, chế biến nước mắm, bán cá tươi sống…. Những người dân lênh đênh trên biển,  là dù những đi rất nguy hiểm, sinh mệnh mỏng manh như “tấm lưới mành” nhưng đối với ngư dân, họ luôn xem đó là quy luật của tự nhiên,  chưa có ai nghĩ đến chuyện bỏ nghề hay quay lưng lại với biển. Tận sâu trong tiềm thức của ngư dân, “trở về” với biển là trở về mái nhà của mình, nơi mà mỗi người dân đều có trách nhiệm phải gìn giữ.

Theo Tamky.com

Leave a Comment